Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2008

ONP and pulp substitutes prices rise but OCC and NDLK decline

GIẤY BÁO CŨ (ONP) & GIẤY LOẠI THAY THẾ: TĂNG!
GIÁ GIẤY HÒM HỘP ĐÃ QUA SỬ DỤNG (OCC) & LỀ KRAFT 2 LỚP KỂU MỚI (DNLK): GIẢM

Cuối tháng 4, giá giấy loại tiếp tục đà sụt giảm ở TQ và Đông Nam Á nhưng giá giấy báo cũ và các loại thay thế vẫn tiếp tục tăng. Giá giấy loại hỗn hợp vẫn bình ổn.
Nhu cầu lớn của các nhà máy TQ đã khiến thị trường giấy báo tăng trưởng và đẩy giá ONP tăng. ONP Mỹ tăng thêm $15-20/mt đạt $245-255/mt, và giá ONP Châu Âu tăng thêm $10/mt đạt $230-240/mt. Với sản lượng dành cho xk rất thấp, ONP Nhật cũng đã tăng thêm $10/mt đạt $240-250/mt.
Cầu cao đã đẩy giá các giấy loại lề trắng & bìa trắng cứng của Mỹ tăng $15/mt tương ứng đạt $405-420/mt và $635-640/mt. Do giá bột trên thị trường tăng, nhu cầu cho các loại giấy trắng, đặc biệt từ các nhà máy tissue ở ĐNÁ, đã tăng.
Tuy nhiên, cầu giảm đã đẩy giá OCC giảm. OCC từ Mỹ và Nhật đã giảm $5/mt tương ứng đạt $220-225/mt và $225-230/mt trong khi giá OCC châu âu chỉ giảm $2/mt và đạt $203-210/mt. Giá lề NDLK tiếp đà giảm giá xuống $5/mt và đạt $255-260/mt.
Nhiều nhà NK than phiền về tình hình thừa OCC và các giấy loại hỗn hợp trong khu vực do lượng hàng đầu cơ tồn kho từ đầu năm. Ngoài ra, nhiều nhà sx châu á đã hõan bớt việc đặt hàng mới do có nhiều ngày nghỉ trong tháng tới.
Nhiều nhà máy tại TQ có kế hoạch tạm dừng sx 3 ngày trong dịp lễ Quốc tế LĐ vào đầu tháng 5. Một số nhà máy ở ĐNÁ cũng lên KH ngưng máy bảo trì trong những dịp nghỉ trên.
Cước tàu tăng: Các thành viên của HIệP HộI CƯớC TÀU VIễN ĐÔNG (FEFC) đã thông báo mức cước mới cho khu vực Viễn đông có hiệu lực từ ngày 1/6.
Mặc dù mức điều chỉnh cước mới đây vào tháng 10/2007 được xem là khá thành công, tuy nhiên FEFC cho rằng họ buộc phải áp dụng mức cước mới nhằm bù đắp các khỏan chi phí, như chi phí cho việc sử dụng các trang thiết bị không tối ưu và tắc nghẽn ở các cảng.
Mức cước mới cho cont 20’ (TEU) cà 40’ (FEU) từ Bắc Âu đến các cảng lớn vùng Viễn Đông sẽ là $350 cho tàu nguyên chuyến (GIGO) chở giấy tái sinh và $450 cho tàu nguyên chuyến chở giấy tái sinh đến các cảng chính cùa Nhật.
Tuy nhiên, mức cước từ các cảng Địa Trung Hải vẫn không đổi: là $250 cho cont đến Viễn Đông và $550 cho cont đến Nhật.
( Nguồn: tạp chí PPI Asia News April 28, 2008; Vol. 11, No. 8)


ONP and pulp substitutes prices rise but OCC and NDLK decline

Prices for some bulk grades have continued their descent in China and Southeast Asia, but old newspaper (ONP) and US pulp substitutes moved up in late April. Mixed paper has remained steady.
Robust demand from Chinese mills due to a healthy newsprint market pushed up ONP prices. US ONP has jumped $15-20/tonne to $245-255/tonne,and European ONP by $10/tonne to $230-240/tonne. Japanese ONP has climbed $10/tonne to $240-250/tonne, with very limited volumes available in the export market.
Strong demand also boosted prices for US sorted white ledger and hard white shavings, which have increased $15/tonne to $405-420/tonne and $635-640/tonne, respectively. Demand for white grades, especially from tissue mills in Southeast Asia, has increased due to climbing market pulp prices.
However, weak demand pulled down prices for old corrugated containers (OCC). US and Japanese OCC have dipped $5/tonne to $220-225/tonne and $225-230/tonne, respectively, while European OCC has edged down $2/tonne on the lower en of the range to reach $203-210/tonne. US new double-lined Kraft (NDLK) clippings have fallen $5/tonne to $255-260/tonne.
Some buyers claim there is now a glut of OCC and mixed paper at mills in the region due to considerable stockpiling earlier this year. In addition, many Asian producers held off placing orders due to several holidays next month.
Some mills in China plan to halt operations for three days for the Labor Day holiday in early May. Some plants in Southeast Asia are also scheduling maintenance downtime to coincide with the various vacations.
Freight hikes may be in store: Members of the Far Eastern Freight Conference (FEFC) have announced increases to their eastbound tariff, effective June 1.
Although there was a “reasonably successful” eastbound tariff revision in October 2007, the FEFC said it has decided to re-launch the tariff in the hole of further recovering costs, such as those related to equipment imbalances and port congestion.
The new rates for 20-foot (TEU) and 440-foot (FEU) containers from northern Europe to Far East main ports will be $350 for recovered paper gate-In and Out (GIGO) shipments, while it will be $450 per TEU and FEU for recovered fiber GIGO shipments to Japanese main ports.
From Mediterranean ports, the rates will be unchanged at $250 per TEU and FEU to the Far East and $550 for both to Japan.

( Source: .i.e PPI Asia News April 28, 2008; Vol. 11, No. 8)

BHK and BCTMP contract prices look set to increase this month

GIÁ KÝ KẾT HĐ CHO BỘT GỖ CỨNG TẤY TRẮNG (BHK) VÀ BỘT BÁN HÓA CƠ ĐÃ TẤY TRẮNG (BCTMP) DỰ BÁO SẼ TĂNG TRONG THÁNG

Mặc dù ngưỡng kháng cự từ phía các người mua mạnh, tuy nhiên, người ta vẫn kỳ vọng rắng giá giao hàng tháng 4 cho bột BHK và BCTMP sẽ tiếp tục leo thang.
Các nhà cung cấp ở Châu Á đang mong chờ mức tăng 30$/mt mỗi loại. Lượng hàng giao trong kỳ giảm xuống do tình hình book tàu khó khăn vì thiếu chỗ.
Nhiều người mua ở Đài Loan và Đông nam Á đang cố gắng kháng cự với mức tăng giá. Giao dịch mua bán ở Nhật và Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình thương thảo và được kỳ vọng sẽ kết thúc vào cuối tháng này.
Những nhà NK lớn cho rằng số lượng khoang tàu hạn chế (bao gồm cả tàu chở hàng cont và tàu bách hóa về các cảng Châu Á) đã làm giảm lượng Sản lượng bột được giao cho khu vực này mấy tháng qua, do đó các nhà cung cấp đang nỗ lực đặt tàu để giao hàng trả nợ các đơn hàng cũ. Vì không còn chỗ cho sản lượng phát sinh thêm nên nhiều nhà cung cấp phải cắt giảm sản lượng chào hàng tháng này.
Các nhà mua sỉ lớn của Hàn Quốc than vãn rằng việc giao hàng trễ hạn đã khiến họ hết sức khó khăn vì không thể đáp ứng sản lượng tồn kho BHK vốn đã cạn kiệt. Họ cũng cho rằng giá BHK và BCTMP đã quá cao và sẽ tạm bình ổn tháng này. Nhưng với mức tồn kho thấp như hiện nay đồng nghiã với việc họ khó mà tránh được việc chấp nhận mức giá tăng.
Nhiều nhà NK cố gắng thuyết phục nhà cung cấp giữ mức giá cũ. Tuy nhiên, họ bảo rằng lượng cung đang hạn chế trong khi chi phí sản xuất bột và cước tàu leo thang mỗi ngày. Nhà cung cấp cho rằng việc tăng giá nhằm là cần thiết để bù đắp cho phần chi phí gia tăng.

Trong khi đó, giá bột gỗ mềm tẩy trắng (BSK) và bột gỗ mềm chưa tẩy trắng (USK) vẫn bình ổn. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ yếu nhưng khó khăn trong việc book tàu đã khiến sản lượng giao hàng giảm và nhờ vậy đã góp phần giảm mức độ trượt giá.
Tại thị trừơng TQuốc, giá BSK và BHK của Nga tăng. Giá giao dịch BSK các loại giao ngay tại thị trường TQ không đổi nhưng giá BSK của Nga lại tăng $10/mt. Giá BSK tồn kho do các nhà bán buôn chào cho các nhà máy giấy trong nước không tăng nhưng sức mua vẫn rất thấp. Sản lượng BSK Nga chào vào TQ khá nhỏ và người mua sẵn lòng chấp nhận mức tăng giá vì dẫu sao giá Nga vẫn thấp hơn so với giá BSK phương Bắc.
Giá BSK Nga đã được củng cố tốt hơn với mức tăng $20/mt sau khi mức tăng $30/mt được thiết lập tại TQ hồi đầu tháng cho giá bột gỗ tram Nam Mỹ và bột gỗ keo Indonesia.
Tuy nhiên, giá USK Bắc và Nam Mỹ đã tạm giảm $10/mt. Các nhà cung cấp đang muốn chào mức tăng $30/mt cho các đơn hàng tháng 5. Tuy nhiên, tình hình cho thấy khả năng thành công rất thấp vì nhu cầu loại bột này tại TQ vẫn rất yếu.
( Nguồn: tạp chí PPI Asia News April 28, 2008; Vol. 11, No. 8)


BHK and BCTMP contract prices look set to increase this month

Bleached hardwood kraft (BHK) and bleached chemi-thermomechanical pulp (BCTMP) prices for April orders are expected to climb, despite strong resistance from regular buyers.
Suppliers are seeking hikes of $30/tonne for these grades in Asia. Deliveries to the region have decreased due to limited availability of shipping space.
Some buyers in Taiwan and Southeast Asia are still trying to fight the increases. Negotiations continue in South Korea and Japan, and are expected to be settled at the end of the month.
Several major buyers said restricted shipping space, both on bulk and container vessels destined for Asian ports, has caused delays in pulp deliveries in the past few months, and that suppliers are still trying to catch up on fulfilling previous orders. As a result, several have cut the volumes on offer this month, since there is no extra shipping space to deliver additional tonnage.
Major Korean buyers lamented the fact that shipping delays have taken a toll, leaving them unable to replenish depleted BHK inventories. They believe that BHK and BCTMP prices are too high and should have stayed flat this month. But low stocks mean they cannot fend off the planned hikes.
Some buyers have attempted to persuade sellers to keep prices intact. But they were told that supply remains tight while costs for pulp production and ocean freight have continued to climb. Sellers said the increases are necessary to offset the rising costs.
Meanwhile, prices for bleached softwood kraft (BSK) and unbleached softwood kraft (USK) pulp are steady. Although demand remains weak, the lack of shipping capacity has led to a reduction in deliveries, which has prevented prices from slipping.
Russian BSK and BHK up in China: BSK pulp prices are unchanged in the Chinese spot market, except for Russian BSK, which has edged up $10/tonne.
Prices for BSK stocks that Chinese traders sell to domestic paper and board mills are steady but demand remains sluggish. The volume of Russian BSK on offer is small and buyers have accepted increases as the grade is still cheaper than northern BSK.
Russian BHK has fared slightly better, rising $20/tonne following the implementation of $30/tonne increases for South America eucalyptus and Indonesian acacia pulp in China earlier this month.
But USK pulp from North and South America has dipped $10/tonne. Suppliers have tabled hikes of $30/tonne for May orders. It is not clear if this can be pushed through, though, as demand for this grade in China remains soft.

( Source: .i.e PPI Asia News April 28, 2008; Vol. 11, No. 8)

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2007

Japan Paper Makers Plan New Facility Launches

Tokyo, Aug 17, 2007 (Jiji Press) - Major Japanese paper manufacturers are set to beef up their production facilities over the next two years as they look to capitalize on growing demand for printing paper.

Daio Paper Corp. <3880> this month will begin operations at a new facility with an annual output capacity of 290,000 tons in its Mishima mill complex in Ehime Prefecture, while Nippon Paper Group Inc. <3893> is due to start a new 350,000-ton facility in Ishimaki, Miyagi Prefecture.

Next year, Hokuetsu Paper Mills Ltd. <3865> will launch its 350,000-ton plant in Niigata in November and Oji Paper Co. <3861> will start an equal-size facility at Tomioka Mill in Anan City, Tokushima Prefecture, in December.

The series of launches has already raised oversupply concerns in Japan, with one think tank analyst predicting that paper prices will go down by the time Hokuetsu's new facility begins operations.

Daio President Mototaka Igawa has played down oversupply fears, stressing that the company will not increase production all at once and will limit its output to a quantity deemed saleable.

Still, if paper makers do not want to face a glut they appear to have little choice but to increase overseas sales, according to industry analysts.

Ahead of its new facility launch, Hokuetsu this autumn will start selling its printing papers in the United States in cooperation with trading house Mitsubishi Corp. <8058>.

Nippon Paper likewise is poised to expand printing paper sales to the United States, Australia and Asia outside Japan, while Daio aims to start exporting its products to Southeast Asia, China and the United States.

According to the Japan Paper Association, exports of printing papers in January-June grew 10.6 pct from a year earlier to 313,000 tons, backed by a weak yen.

Biggest paper plant project may be cancelled

VietNamNet Bridge – The Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) is going to ask the government to reconsider the details of the project on the biggest paper and pulp plant in Vietnam, scheduled to be located in Song Hau Industrial Zone in the southern province of Hau Giang.

Regional material area would be able to meet 20% of the demanded materials
This is a 100% foreign owned project, to be invested in by Lee & Man Vietnam, belonging to China-based Lee & Man Paper Hong Kong. The estimated total investment capital for the project is $1.2bil. It has been expected to become the biggest paper plant in Vietnam, as it would have the capacity of 420,000 tonnes of paper and 150,000 tonnes of pulp every year.

The construction work of the paper plant has been scheduled to last 14 months, after which it would become operational, creating 8,000 jobs.

Location for paper plant not fixed in development strategy

Immediately after the project was announced, many environmentalists, aquaculture and seafood processing companies in Hau Giang expressed their concern about the environment pollution to be caused by the plant and their doubts about the possibility of developing a material area for the plant. The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) officially mentioned the problems at a meeting with then Minister of MARD Cao Duc Phat in August.

Hau Giang ranks 3rd in attracting FDI

Eight provinces and cities in the Mekong River Delta attracted 33 foreign invested projects in the first seven months of the year, totalling $800mil.

With the paper plant project, Hau Giang has jumped to 3rd place (after Ba Ria-Vung Tau and Hanoi) in the country in terms of attracting FDI.

(Source: haugiang.gov.vn)

MARD’s Forestry Department said that it had not received any official information or documents related to the project so far, though the construction of the paper plant began already in early August.

Meanwhile, Head of the Department Nguyen Ngoc Binh stated in a document dated June 6, 2007 that in the master plan on paper industry development by 2010 approved by the Prime Minister, Hau Giang was not selected as a location for setting up paper plants.

Regarding the capability to provide materials for the paper plant, the department has confirmed that the regional material area would be able to meet 20% of the demanded materials only. In order to churn out 570,000 tonnes of product a year, the plant would need 2.5-2.8mil tonnes of materials a year.

Hau River to bear several tens of tonnes of soda every year

According to the Forestry Department, it takes 50 kg of soda to make one tonne of paper or pulp, which means that every year, some 28,500 tonnes of soda (50kg x570,000 tonnes) will flow into the environment. If the huge volume of soda flows directly into Hau River and sea, it will spoil the aqua resources, thus badly affecting the aquaculture in the Mekong River Delta.

Replying to the concerns about the material area for the paper plant, Ton Lam, the representative of the project, said that 80% of the materials would be fed by imports of scrap paper, while only 20% of materials would have domestic sources.

If so, experts have pointed out two scenarios. First, Vietnam will remain the place which receives wastes from regional countries; and second, the imports will be unstable as regional countries all have plans to recycle paper.

The Forestry Department also does not agree with the solution to import scrap paper for fear of risks to the environment.

The department has asked MARD to report to the Prime Minister about the project. The investor should be asked to clarify the potential problems. Moreover, the Prime Minister should assign the Ministry of Natural Resources and the Environment and the Hau Giang People’s Committee to appraise the environmental security of the project.

According to the department, if the investor cannot show solutions to the problems, the project must be canceled

Hậu Giang: Nhà máy giấy lớn nhất nước có phải dừng lại?
13:29' 13/09/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cục Lâm nghiệp vừa đề nghị Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem xét lại các điều kiện về nguyên liệu, về ô nhiễm môi trường từ Nhà máy giấy và bột giấy lớn nhất nước, vừa được khởi công xây đầu tháng 8 tại KCN Sông Hậu (Hậu Giang).

Đây là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong - Trung Quốc), lần đầu tiên xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tổng số vốn đầu tư cho dự án lên tới 1,2 tỷ USD, với công suất một năm 420.000 tấn giấy chất lượng cao và 150.000 tấn bột giấy. Đây sẽ là nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam.

Dự kiến sau 14 tháng, nhà máy sẽ đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 8.000 công nhân.
Diện tích rừng ở ĐBSCL để đáp ứng nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Lee & Man là dưới 20% (ảnh minh họa - vietnam.vnanet.vn)

Địa điểm không có trong quy hoạch

Song, nhiều nhà quản lý môi trường, DN nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tại Hậu Giang đã bày tỏ thái độ hết sức lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường và nghi ngờ về khả năng tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy của công ty Lee & Man. Chính vì vậy, cuối tháng 8, trong cuộc gặp Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị về sự việc này.

Cũng theo Văn bản 1311/CV-SDR, đến thời điểm ban hành, Cục Lâm nghiệp chưa nhận được bất kỳ thông tin hoặc tài liệu chính thức nào liên quan đến Nhà máy Giấy và bột giấy Lee & Man.

Lãnh đạo Cục đã gặp và trao đổi với ông Tôn Lâm, đại diện nhà máy này tại Việt Nam và thông tin trên và đề nghị công ty cung cấp thông tin về nhà máy, nhưng Cục cũng không nhận được hồi âm.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) ngày 6/9/2007 cũng đã có công văn chính thức trả lời về vụ việc trên.

Văn bản 1311/CV-SDR, do Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Nguyễn Ngọc Bình ký ngày 6/6/2007, nêu rõ, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010”, đã được Thủ tướng CP phê duyệt, thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang.

Ngay cả Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020, cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại khu vực ĐBSCL.

Về khả năng vùng nguyên liệu, Cục Lâm nghiệp nhận định, với tổng công suất nhà máy là 570.000 tấn/năm và định mức 4,5-5 tấn nguyên liệu để sản xuất được 1 tấn giấy, mỗi năm, cần có từ 2,5-2,8 triệu tấn nguyên liệu. Năng suất cây tràm hiện nay ở nước ta là 80m3/ha (chu kỳ 7-8 năm) thì vùng nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy khoảng 270.000ha rừng trồng.

Trong khi đó, kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-Ttg của Thủ tướng Cp thì cả 12 tỉnh vùng ĐBSCL chỉ có 182.000ha đất rừng sản xuất. Nếu đưa toàn bộ diện tích trên vào vùng nguyên liệu thì cùng chỉ đáp ứng được 50% nguyên liệu cho nhà máy. Đó cũng chỉ là giả thuyết, còn trên thực tế, các tỉnh không thể đưa toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh mình vào vùng nguyên liệu cho nhà máy.

Những rừng tràm này sẽ biến mất, còn nước thải sẽ đổ trực tiếp ra các con sông? (ảnh angiang.gov.vn)

Như vậy, "nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong khu vực chắc chắn chỉ đáp ứng được dưới 20% công suất nhà máy", Cục Lâm nghiệp khẳng định.

Sông Hậu sẽ phải gánh hàng chục nghìn tấn xút/năm?

Cục Lâm nghiệp cho rằng, theo công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của Nhà máy giấy Bãi Bằng, để sản xuất một tấn giấy hay bột giấy, cần 50kg xút làm chất tẩy và cũng có nghĩa là mỗi năm, 28.500 tấn xút (50 x 570.000 tấn) được đổ ra môi trường.

Hậu Giang đứng thứ ba cả nước về thu hút vốn FDI

7 tháng đầu năm nay, vùng ĐBSCL có 8 tỉnh, thành thu hút 33 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 800 triệu USD, vốn pháp định là 427,6 triệu USD.

Với dự án giấy này, Hậu Giang vươn lên đứng thứ 3 cả nước (sau Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội) và dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL về thu hút vốn FDI, với 2 dự án, tổng vốn đăng ký 629 triệu USD. Sau đó, các địa phương còn lại trong vùng xếp thứ tự theo mức vốn thu hút đầu tư là Long An, TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh (10 triệu USD)...

(Nguồn haugiang.gov.vn)

Điều nguy hiểm là nhà máy này được đặt ở vùng trũng nhất khu vực nên rất khó rửa trôi một khối lượng xút lớn như vậy. Nếu chúng bị đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ hủy hoại nguồn lợi thủy sản ở sông và biển ở phía Nam, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL.

Qua trao đổi giữa lãnh đạo Cục Lâm nghiệp và ông Tôn Lâm (đại diện nhà máy), ông này cho biết 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng trong nước.

Đặt khả năng nhà máy Lee & Man sử dụng 80% nguyên liệu là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài để sản xuất, các nhà môi trường khuyến cáo sẽ xảy ra hai khả năng: Việt Nam lại vẫn là địa điểm tiếp nhận phế thải của các nước trong khu vực, đẩy toàn bộ ô nhiễm môi trường cho người dân; thứ hai, việc tiếp nhận lượng phế thải đó cũng rất bấp bênh, không ổn định khi các nước trong khu vực có kế hoạch tái chế.

Từ những lý do trên, Cục Lâm nghiệp đã kiến nghị Bộ NN-PTNT báo cáo lên Thủ tướng CP chỉ đạo rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu của Nhà máy Giấy và bột giấy Lee & Man để đảm bảo nhà máy hoạt động có hiệu quả, không tranh chấp với các loại cây trồng khác. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang đánh giá vấn đề an ninh môi trường của nhà máy.

Nhà đầu tư cũng phải cam kết không làm cống ngầm đổ nước thải trực tiếp ra môi trường; xây dựng bể chứa thải chưa xử lý phải có đáy chống thấm và phải xây tường cao, không được để ngập vào mùa nước nổi, gây nguy hiểm cho cộng đồng và huỷ hoại môi trường sống. Hệ thống mương thoát nước thải đã được xử lý phải xây nổi để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát chặt chất lượng trước khi đổ ra môi trường.

Về phương án nhập khẩu 80% nguyên liệu là phế liệu giấy, Cục Lâm nghiệp và Bộ NN-PTNT cũng không đồng tình do nguy cơ về môi trường là thấy rõ. Các yêu cầu trên, nếu UBND tỉnh Hậu Giang và Công ty Lee & Man không đáp ứng được, Bộ kiến nghị Thủ tướng CP cho dừng ngay việc xây dựng Nhà máy giấy và bột giấy khi còn chưa muộn.

Trước đề nghị này, chiều nay (13/9), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sẽ trực tiếp làm việc, báo cáo với đại diện Văn phòng CP báo cáo về Dự án giấy của công ty Lee & Man, với sứ tham dự của lãnh đạo các Sở KH-ĐT, KH-CN, TN-MT, Ban Quản lý các KCN, VP.UBND tỉnh.

Hau Giang paper plant: local authorities ignore regulations?


16:39' 14/09/2007 (GMT+7)


VietNamNet Bridge – The Hau Giang Planning and Investment Department still granted an investment licence for the Lee & Man Paper and Pulp Plant, though the investor had not submitted a report about the project’s impact on the environment yet.

Biggest paper plant project may be cancelled

A VietNamNet reporter had a talk with Tran Quoc Thanh, Head of the Hau Giang Industrial Zone Management Board, on the project, by phone.

Licenced projects can have licences revoked

When appraising the project, the licencing authorities must have known that the investor had not submitted a report on the project’s impact on the environment. Is this the negligence of state management authorities?

A paper production line
Under the Investment Law, provincial authorities approve the licencing after receiving the proposal from the Planning and Investment Department. These are two different jobs of licencing and kick-starting the construction of the plant. Before accepting the project, the planning and investment department consulted with relevant ministries and branches.

The licence granting is just the first step of the project. After that, the investor has to submit the detailed project with 1:500 scale map on the allocated land, which will be appraised by relevant ministries. And in order to have the detailed project approved by the ministries, the investor this time would have to submit the supervision report on the possible impact on the environment.

Lee & Man Vietnam has committed to submit the report together with the detailed project. If the Ministry of Natural Resources and the Environment concludes that project cannot meet the set requirements, the project would be cancelled even though it was licenced. You should be informed that Hau Giang is a newly set up province (split from Can Tho province), and local staffs may not understand the regulations thoroughly enough.

The ground-breaking ceremony of the project took place in early August, and that is all the investor has done with the project.

The project kick-off ceremony was organised very noisily by the Hau Giang People’s Committee with the attendance and direct instruction of Deputy Prime Minister Nguyen Sinh Hung. What would have happened if relevant ministries had not alerted about the risks of the project and its possible negative impacts on the environment?

I don’t think this will happen. Later on, even when the paper plant becomes operational, its operation will still be put under the supervision of the Environment Law. The paper plant will be forced to shut down if the environment police find out that the plant causes serious pollution. I think we still have to see the waste treatment solution to be submitted by the investor, and only then can make a final conclusion on whether the project will cause serious pollution.

But you must well understand that it is necessary to anticipate risks and prevent risks, and it would be very costly to resolve the problems an operational plant can cause.

I agree with you that the investor must submit the report on the impact on the environment, without which it will not be allowed to build the plant. I mean Lee & Man must follow all the regulations stipulated in the construction laws of Vietnam. Hau Giang authorities must not ignore the requirements on environment protection, and the province must not sacrifice the benefit of the Mekong River Delta as a whole for this project.

Worries exist
Mr Thanh said that Lee & Man Vietnam had made a commitment with local authorities about waste treatment, pledging not to let the waste cause pollution. In its feasibility study for the project, the company said that 80% of the materials for the plant would be scrap imports from the US, while the production line would also be imported from the country.

The current legal documents guiding foreign direct investment operation in Vietnam all stress the need to have reports on the impact on the environment of projects in specific fields. For example, Khanh Hoa authorities stipulate that investors must submit environmental reports when applying for projects on paper and pulp plants with the capacity of over 40,000 tonnes a year.

It is quite a surprise that the biggest paper and pulp plant in Vietnam, which has the total capacity of 570,000 tonnes a year, still does not have an environmental report. According to Thoi bao Kinh te Saigon, even the leaders of the Hau Giang Department for Natural Resources and the Environment had not heard about the project until its construction was kicked off. The biggest paper plant in Vietnam is designed to consume 4.5mil cu m of water a year, while 26% of people in Mekong River Delta still cannot access drinking water sources.

Local residents and people throughout Vietnam have expressed their concern about the possible serious damages the paper plant project can cause to the Mekong River Delta.

The immediate benefit the paper plant can bring cannot offset the long-term damages to the environment, and Hau Giang authorities should know this well.


Many localities now say ‘no’ to the ‘environment-sensitive’ industrial projects. Ninh Binh province in the north, for example, has asked to relocate the Ninh Binh 2 Thermopower plant from the previously planned location in the inner city. Hai Phong city has also rejected a project on making nitrogenous fertilizer from coal for the same reason that it may cause environmental pollution.

Cấp phép Dự án: Nhà máy giấy "né" vấn đề môi trường?
08:12' 14/09/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mặc dù chưa có báo cáo đánh giá về tác động của sản xuất giấy đến môi trường, Sở KH-ĐT Hậu Giang vẫn cấp giấy phép đầu tư cho Dự án xây dựng Nhà máy Giấy và bột giấy Lee & Man. Chủ đầu tư sau đó đã ký cam kết sẽ xử lý triệt để nguồn nước thải phát sinh từ nhà máy. Song, câu chuyện này dường như đã đặt trong tình thế "mọi sự đã rồi".

>>Hậu Giang: Nhà máy giấy lớn nhất nước có phải dừng lại?

Qua điện thoại, PV.VietNamNet đã trao đổi với Ông Trần Quốc Thanh, Trưởng Ban Quản lý các KCN ở Hậu Giang:

Vẫn có thể rút giấy phép?

- Thưa ông, vấn đề đáng lưu ý là khi thẩm định dự án, hồ sơ này chưa đề cập đến việc đánh giá tác động của Nhà máy giấy tới môi trường xung quanh. Liệu đây có phải là sơ suất trong quá trình xét duyệt dự án hay không?

- Theo Luật Đầu tư, việc cấp phép là do UBND tỉnh quyết định thông qua đề xuất Sở KH-ĐT. Cấp giấy phép và việc khởi công xây dựng nhà máy là khác nhau. Trước khi đồng ý với dự án này, anh em Sở KH-ĐT đã có văn bản gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Việc cấp giấy phép đầu tư mới là bước đầu tiên. Sau đó, nhà đầu tư phải xây dựng quy hoạch chi tiết 1:500 trên mảnh đất được giao. Dự án chi tiết này phải được các cơ quan thẩm định, để được thông qua, phải có báo cáo giám sát về tác động môi trường.

Liệu Nhà máy giấy Lee& Man có đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sông Hậu? (Ảnh Internet)

Bên Công ty giấy Lee & Man Việt Nam cũng cam kết sẽ làm báo cáo này đồng thời với quá trình xây dựng dự án chi tiết. Cấp giấy phép thì vậy nhưng nếu dự án không đủ điều kiện (sau khi Bộ Tài nguyên - Môi trường, Hội đồng khoa học của Bộ KHCN thẩm định), dự án cũng không được phép triển khai. Cũng phải thông cảm là Hậu Giang mới tách tỉnh, có những cái mới trong quy định về quy trình thủ tục chưa được hiểu thấu đáo.

Lễ động thổ (đầu tháng 8) làm vậy thôi, mới bơm cát, tạo mặt bằng... giờ vẫn chỉ có thế.
- Việc khởi công được UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức rất rầm rộ, với sự có mặt và chỉ đạo trực tiếp của đại diện lãnh đạo Chính phủ (Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng). Nếu các bộ, ngành xác định không thể tiếp tục dự án do đe dọa nghiêm trọng đến môi trường thì theo ông, giải quyết việc ’’đặt mọi chuyện vào sự đã rồi của địa phương sẽ như thế nào?

- Tôi nghĩ là không có chuyện đó. Sau này, kể cả khi nhà máy đã hoạt động, còn có Luật Môi trường, cảnh sát môi trường giám sát nếu anh làm không đảm bảo. Nhà máy vẫn có thể bị đóng cửa. Việc chất thải có làm ô nhiễm môi trường hay không còn phải chờ giải pháp xử lý từ chủ đầu tư. Nếu nhà máy chưa làm thì cũng chưa biết là có ô nhiễm hay không.


Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 24 quy định chi tiết Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định, không cấp phép cho các dự án gây tổn hại môi trường sinh thái; các dự án đưa phế thải độc hại vào Việt Nam.

- Nhưng trong trường hợp này, quan trọng là đánh giá tác động đến môi trường phải tính toán từ trước để đề phòng, chứ không phải đến khi nhà máy đã xây lên và đi vào hoạt động mới lo đến môi trường thì sẽ rất tốn kém, phức tạp?

- Ô nhiễm môi trường đúng là phải lo trước khi xây dựng nhà máy, tức là phải đưa ra được các tác động của nó. Không có đánh giá về tác động đến môi trường thì anh cũng không thể triển khai xây dựng nhà máy. Từ khi khởi công đến khi nhà máy hoạt động là một giai đoạn dài, công ty Lee & Man phải tuân thủ đầy đủ quy định trong xây dựng của Việt Nam. Yêu cầu về đảm bảo môi trường cũng không thể nào bỏ qua được, không thể vì lợi ích của mình Hậu Giang mà ảnh hưởng đến toàn vùng ĐBSCL.

Lo lắng

Ông Trần Quốc Thanh cho biết, lãnh đạo Công ty Lee & Man Việt Nam đã ký cam kết với lãnh đạo địa phương về việc xử lý chất thải phát sinh, không để ảnh hưởng tới môi trường. Trong hồ sơ xin phép đầu tư, công ty cũng thông báo, 80% nguyên liệu sản xuất là phế liệu nhập từ Mỹ và thiết bị, dây chuyền sản xuất cũng nhập từ nước này.

Theo Thông tư 12 ban hành ngày 15/9/2000 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Bộ KH-ĐT, tại Điều 11 nêu rõ, với các dự án thuộc Danh mục các Dự án phải lập Báo cáo tác động môi trường, chủ đầu tư phải giải trình trong hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư các đánh giá tác động môi trường của dự án theo mẫu của Bộ KH-CN và Tài nguyên - Môi trường ban hành.

Cụ thể, trong Quy định về Thủ tục đầu tư tại Khánh Hoà, tỉnh này quy định, Nhà máy bột giấy và giấy (công suất từ 40.000 tấn bột giấy/năm trở lên) phải có báo cáo tác động môi trường trong hồ sơ xin phép.

Trong khi đó, dự án Nhà máy giấy và bột giấy có công suất tổng cộng 570.000 tấn/năm - lớn nhất cả nước, trong hồ sơ xin phép lại chưa hề có báo cáo quan trọng này. TBKTSG đưa ra thông tin, ngay cả lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường của Hậu Giang cũng không biết đến dự án này, tới khi nó được khởi công. Một nhà máy mà quy trình hoạt động cần tới 4,5 triệu m3 nước/năm, trong khi 26% người dân ĐBSCL chưa có nguồn nước sạch sử dụng.

Một dây chuyển sản xuất giấy.
Ông Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng Bộ môn Môi trường (ĐH Cần Thơ), lo ngại, nhà máy mới nằm ở phía cuối sông Hậu - gần cuối của nguồn nước thượng nguồn. Nếu chất thải chưa được xử lý triệt để bị đổ trực tiếp ra sông, không xa là biển, khi nước lớn, biển sẽ đẩy chất thải chảy ngược vào. "Toàn bộ khu vực phía dưới ĐBSCL sẽ rất nguy hiểm nếu chất thải bị tràn ra như vậy. Trên thực tế, nhiều nhà máy đang xử lý chất thải rất ẩu", ông nói.

Trong email phản hồi của độc giả gửi tới VietNamNet, ông Tran Sang (TP Cần Thơ) cho rằng, khi nghe tin Hậu Giang đã khỏi công xây dựng nhà máy giấy có công suất được đánh giá là lớn nhất nước, bản thân ông mừng thì ít mà lo thì nhiều. Theo ông biết, công nghiệp sản xuất giấy là loại công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

"Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập, còn thiếu thốn nhiều mặt, việc thu hút đều tư với số vốn lớn như vậy, và giải quyết công ăn việc làm cho gần 6.000 lao động là một bước khởi động khả quan cho phát triển về công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, theo tôi cần phải tìm hiểu, tại sao loại hình sản xuất này các nơi không tiếp nhận mà tỉnh lại liếp nhận nó?. Tôi e rằng lợi ích trước mắt sẽ không bù đắp được cho tương lai qua việc ô nhiễm môi trường do chính nhà máy này gây ra. Cần phải học những bài học "xương máu" về một số dạng sản xuất gần đây gây ô nhiễm như thế nào", thư viết.

"Tôi nghĩ thời gian đình chỉ dự án cũng còn kịp cho đến khi có đầy đủ tư liệu và con số thuyết phục về khả năng khả thi của dự án. Các ban ngành của Hậu Giang cần nghiên cứu kỹ hơn trước khi chấp thuận triển khai dự án", email của độc giả Nguyễn Thị Thanh (cuuthanhmai@yahoo.com.vn) đến từ TP.HCM, đề nghị.

Hiện có rất nhiều địa phương nói không với các dự án công nghiệp nhạy cảm về môi trường. Điển hình, tỉnh Ninh Bình đã cương quyết đòi di dời Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình 2, đang chuẩn bị khởi công, ra khỏi khu vực nội thành. TP. Hải Phòng cũng từ chối dự án sản xuất phân đạm từ nguyên liệu than, cũng với lý do là dự án sẽ tác động xấu đến môi trường. Quảng Nam, Hải Dương... kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ huỷ hoại môi trường cao...

Có lẽ, Hậu Giang nên tham khảo các cách làm trên trước khi đồng ý cấp phép cho đầu tư sản xuất giấy, nhất là khi dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động tới môi trường.

Hau Giang Paper Plant: local authorities must enforce regulations

Source: Vietnamnet: 16:41' 18/09/2007 (GMT+7)

The Hau Giang People’s Committee is believed to ignore the current regulations when licensing the Hau Giang Paper and Pulp Project. A delegation of representatives from relevant ministries will have a meeting with the local authorities this week to clarify the problems of the project.

Hau Giang paper plant: local authorities ignore regulations?

Biggest paper plant project may be cancelled

Pulp or kraft plant?

The Hau Giang People’s Committee sent the documents relating to the paper plant to the Ministry of Industry and Trade (MOIT) in April 2007, requesting appraisal of the project to be invested in by Lee & Man Vietnam. However, the sent documents just mentioned the project on producing 420,000 tonnes/year high-quality kraft, using recycled products. The project, estimated to cost $280mil, is to be located in Chau Thanh district in the southern province of Hau Giang.

The documents did not mention the production of 150,000 tonnes of pulp, while the pulp production is the core problem, because only the production needs materials. The Ministry of Industry and Trade did not hear about the pulp production until the construction of the plant was announced and mass media wrote about the project.

According to Ha Quang Hoa, a senior staff from the Food and Industrial Consumer Department under MOIT, it takes 4.5-5mil tonnes of materials to produce 1 tonnes of pulp. To date, the main materials for making pulp are bamboo, eucalyptus, pine, and jute (Vinh Long Pulp Plant), while the use of cajuput for making pulp proves to be unfamiliar in Vietnam.

As such, a problem has been arisen that where to get materials for Lee & Man Paper Plant. According to the Hau Giang Provincial Committee of the Party’s Secretary, before making investment decisions, Lee & Man had conducted field investigations and found out that the 120,000 ha of land in the areas of Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, Long An and Dong Thap proved to be suitable for growing materials. However, experts have pointed out that three pulp plants will become operational at the same time (in Long An, Tien Giang and Hau Giang), and material would remain the big problem of the plants.

Authorities must correct their mistakes


Nguyen Xuan Trung, Deputy Head of the Foreign Investment Agency under the Ministry of Planning and Investment (MPI), told VietNamNet that the $1.2bil project by Lee & Man Vietnam comprises three sub-projects 1. making kraft, using imported scrap products (420,000 tonnes) 2. pulp plant (120,000 tonnes/year) and 3. a power plant serving paper production and selling power to the nearby areas.

MPI had expressed its support to the project when the Hau Giang People’s Committee consulted about the project. However, MPI has reminded the provincial authorities that the investor must get the approval from MOIT for the power plant. Besides, the ministry said that the investor must submit the report on the possible impact on the environment to the competent agencies.

As the Hau Giang People’s Committee made mistakes, it has to correct the mistakes by revoking the granted license or ask the investor to fulfill the necessary procedures.

Mr Trung also said that under the current regulations, local authorities must make reports about the local licensing to foreign invested projects to MPI monthly, quarterly and every six months. However, many localities have ignored the regulations. To date, MPI has not received the report about the licensing of the Hau Giang Paper Plant project.

Dự án Giấy ở Hậu Giang: "Sai thì phải sửa"
04:04' 18/09/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Về Dự án Giấy và bột giấy của Công ty Lee & Man đầu tư vào Hậu Giang, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) khẳng định, việc cấp phép cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã phân cấp xuống địa phương; song, phải làm đúng thủ tục, không chạy theo số lượng dự án.

>>Cấp phép Dự án: Nhà máy giấy "né" vấn đề môi trường?
>>Hậu Giang: Nhà máy giấy lớn nhất nước có phải dừng lại?

Chính vì việc làm sai thủ tục, bỏ qua một số khâu quan trọng trong việc thẩm định Dự án Giấy và bột giấy ở Hậu Giang đang vấp phải sự phản ứng từ nhiều cơ quan, bộ ngành. Trong tuần này, đoàn liên ngành Bộ KH-ĐT, Công thương, NN-PTNT, Tài nguyên - Môi trường (TN-MT)... sẽ vào làm việc với lãnh đạo địa phương trong việc cấp phép cho dự án.

Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Nguyễn Xuân Trung: Địa phương cần làm đúng thủ tục cấp phép. (Ảnh Ng.T).

Hồ sơ gửi Bộ Công thương không có sản xuất bột giấy!

Hồ sơ gửi Bộ Công thương hồi tháng 4/2007, kèm theo đề nghị của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang về việc thẩm tra cấp phép dự án đầu tư của Công ty Lee & Man Việt Nam, duy nhất chỉ có "Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm sử dụng giấy tái chế". Vốn đầu tư dự án là 280 triệu USD, đặt tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang.
Trong gần 100 trang hồ sơ (gồm cả phụ lục), không có một dòng nào nhắc tới việc sản xuất 150.000 tấn bột giấy, mà chính việc sản xuất này mới cần đến nguyên liệu. Bộ Công thương cũng không biết đến dự án bột giấy này cho tới khi nhà máy được khởi công và báo chí loan tin.

Ông Hà Quang Hoà, chuyên viên Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và thực phẩm (Bộ Công thương), cho biết, thông thường, để sản xuất 1 tấn bột giấy cần tới 4,5-5 tấn nguyên liệu (theo phương pháp bột hoá nhiên liệu). Trước, nguyên liệu để sản xuất bột giấy chủ yếu là từ tre nứa, bạch đàn, keo lai, thông... và mới đây là cây đay ở Nhà máy sản xuất bột giấy ở Vĩnh Long. Chuyện sử dụng cây tràm để sản xuất bột giấy cũng hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam.

Là cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp giấy, Bộ Công thương mới đây nhất (30/8) đã phản hồi bằng văn bản 0567/BCT-TDTP yêu cầu Hậu Giang báo cáo tình hình phát triển ngành công nghiệp giấy trên địa bàn; đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp giấy với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cây nguyên liệu giấy (phân loại cây, diện tích trồng, khả năng đáp ứng... ) tại địa phương.

Trong đó, kiểm tra cả việc cấp phép, thực hiện dự án của Công ty Lee & Man.

Trong một bài viết phản hồi gửi tới VietNamNet, TS. Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho rằng, trong “Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020” chỉ nêu đích danh các vùng Trung tâm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Bắc, Bắc Tây Nguyên.

Mặc dù không nhắc tới các tỉnh ở Nam Bộ nhưng theo ông, cũng không thể quả quyết rằng “địa điểm” nhà máy giấy ở Hậu Giang “không có trong quy hoạch”. Trên thực tế, ông Hoà cũng nói rằng, quy hoạch phát triển giấy cũng là quy hoạch mở, tức là không hạn chế với bất kỳ tỉnh nào có điều kiện. Nhu cầu giấy, bột giấy trong nước cũng tăng rất cao vào các năm 2010, 2020 mà đến thời điểm đó, Việt Nam mới đáp ứng khoảng 60-70%.

Song, thiếu sót ở chỗ, văn bản đề nghị thẩm tra của Hậu Giang cũng như hồ sơ khả thi của Lee & Man hoàn toàn thiếu phần sản xuất bột giấy, kéo theo đó là nguyên liệu để sản xuất. Một số chuyên gia nông nghiệp lo lắng, không thể nói cứ xây dựng nhà máy, rồi mới đi lo vùng nguyên liệu. Câu chuyện nhà máy mía đường, dứa, rau quả, điều... cứ "mọc" lên mà không có vùng nguyên liệu vẫn là bài học nóng hổi.

Theo Tuổi Trẻ, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết đã tuân thủ đúng quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án theo đúng Luật Đầu tư và Nghị định 108 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn quy định chi tiết và một số điều của Luật Đầu tư.

Song, Điều 45 của NĐ 108/2006/NĐ-CP, nêu rõ, hồ sơ với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải:

a) Phù hợp với quy hoạch...
Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch nêu trên thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch.
....
d) Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang, trước khi quyết định đầu tư, Lee & Man đã khảo sát tại các tỉnh ĐBSCL và thấy rằng, có tới 120.000ha đất ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trang, Long An, Đồng Tháp... có thể phát triển cây nguyên liệu giấy. Song, thật khó khăn khi ĐBSCL sắp tới sẽ có 3 nhà máy sản xuất bôt giấy cùng đi vào hoạt động (ở Long An, Tiền Giang và Hậu Giang). Liệu các địa phương trong vùng có sẵn sàng chia sẻ vùng nguyên liệu cho nhà máy ở Hậu Giang?

Báo cáo gửi Bộ Công thương cũng không có đánh giá tác động môi trường.

Do vậy, trả lời báo giới mới đây, ông Nguyễn Khắc Kinh, Vụ trường Vụ Thẩm định và đánh giá môi trường (Bộ TN-MT), rất bức xúc, bởi đánh giá môi trường là yếu tố quan trọng trong việc cấp phép đầu tư dự án giấy. Đằng này, Hậu Giang đã cho phép khởi công rồi thì phía TN-MT không cần phải làm "vuốt đuôi" nữa, trừ khi tỉnh ra quyết định tạm dừng dự án để đánh giá tác động môi trường.

"Sai thì phải sửa"

Trên thực tế, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), cho biết, trong dự án 1,2 tỷ USD đầu tư vào Hậu Giang của Công ty Lee & Man Việt Nam, có 3 tiểu dự án: sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn sử dụng giấy phế liệu; nhà máy bột giấy 120.000 tấn/năm và một nhà máy điện phục vụ sản xuất giấy, cung cấp thêm cho sinh hoạt.

Khi Hậu Giang xin ý kiến thẩm tra từ Bộ KH-ĐT, Bộ đã rất ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý tỉnh về việc xây nhà máy điện phải có sự chấp thuận của Bộ Công thương. Hơn nữa, quá trình sản xuất giấy sẽ ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của người dân ĐBSCL, cần có đánh giá tác động môi trường gửi kèm hồ sơ xin cấp phép để cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Cuối cùng, ông Trung nói rằng cũng không hiểu Hậu Giang "làm thế nào" mà đến nay, dự án lại chưa đúng thủ tục. Ông cho rằng, việc phân cấp cấp phép đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP là chủ trương của Chính phủ, song, Hậu Giang nói riêng các địa phương nói chung phải làm đúng thủ tục, không được chạy theo số lượng dự án.

"Các quy định về quy hoạch chi tiết việc sử dụng đất, quy hoạch dự án theo tỷ lệ 1:500, báo cáo tác động môi trường... trước khi cấp phép đã được luật hoá, nhà đầu tư phải tuân theo kể cả khi nó có thể gây khó cho họ. Trong chuyện này, nếu Hậu Giang sai thì tỉnh phải sửa. Bộ KH-ĐT cũng đã có 2 công văn nhắc nhở tỉnh", ông Trung nói.

Việc sửa sai, Hậu Giang có thể thu hồi lại giấy phép đầu tư hoặc yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung đầy đủ, kịp thời các thủ tục còn thiếu. Cá nhân liên quan cũng phải kiểm điểm trách nhiệm về những thiếu sót trong việc cấp phép Dự án giấy và bột giấy Lee & Man.

Ngoài ra, theo quy định, hằng tháng, hằng quý hay 6 tháng, các địa phương phải báo cáo về tình hình cấp phép cho các dự án FDI lên Bộ KH-ĐT, song, ông Trung nói rằng nhiều tỉnh đã phớt lờ quy định này. Đến thời điểm này, Bộ cũng chưa nhận được báo cáo về tình hình cấp phép dự án giấy ở Hậu Giang.